Những vị nữ tướng anh hùng dưới lá cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng phần 2 - Lê Chân

Trong lịch sử đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn song hành cùng nam giới, làm nên những chiến công bất hủ. Năm 40, cuộc khởi nghĩa nhị vua Hai Bà Trưng bùng nổ, những anh thư hào kiệt Việt Nam đóng trở thành những hùng tướng và chiến binh dũng cảm.


Thánh Mẫu Lê Chân là vị nữ tướng xuất sắc, công lao, chiến công của vị danh tướng lưu dấu ấn sâu đậm ở nhiều địa phương đến tận ngày nay.

 

Ảnh minh họa phim Khát vọng non sông

 

Ngày nay, nguồn sử liệu chính thống về thời Trưng Vương nói chung và nữ tướng Lê Chân nói riêng rất hạn chế. Một thời kỳ đáng tự hào như vậy mà trong bộ chính sử đầu tiên (Đại Việt Sử ký) của sử gia Lê Văn Hưu chỉ là những dòng ghi chép ít ỏi.

 

Theo bản thần tích còn được lưu giữ tại đền Nghè (thuộc quận Lê Chân ngày nay) bà là con gái của ông Lê Đạo và Trần Thị Châu, quê ở An Biền, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương (nay là xã An Thủy, huyện Đông triều, tỉnh Quảng Ninh). Hai ông bà sống với nhau đã 40 tuổi mà vẫn chưa có con nên đã lên núi Yên Tử cầu phật cho một đứa con. Một hôm bà ra đồng thấy một bàn chân to nên ướm thử rồi về có thai, sau đó hạ sinh một bé gái, nghĩ đến bàn chân đã ướm trước đó nên đã đặt tên là “Chân”.

 

Năm Lê Chân 18 tuổi, sắc đẹp và đức hạnh của nàng nổi tiếng khắp vùng.

 

Thái thú Tô Định, một kẻ tham tàn, bạo ngược "thấy tiền thì giương mắt lên" đi kinh lý qua Đông Triều. Nghe kẻ nịnh thần tâu bày về sắc đẹp của nàng Lê Chân, Tô Định bèn dùng quyền thế ép nàng làm tì thiếp. Lê Chân dứt khoát chối từ. Tức tối, Tô Định hãm hại cả bố, mẹ nàng.

 

Căm giận quân cướp nước, nàng Chân nung nấu căm thù, quyết trả thù nhà, nợ nước. Nàng tìm thày học binh thư, võ nghệ, kết giao với những người cùng chí hướng. Khi võ nghệ tinh thông, nàng cùng bạn bè tâm phúc sang đất An Dương (Hải Phòng), lúc ấy là một vùng đất bãi phù sa mới bồi.

 

Nàng chiêu dân tứ xứ khai khẩn đất hoang, lập nên xóm ấp, chiêu tập binh mã, sắm sửa vũ khí, tích trữ lương thảo sẵn sàng khởi nghĩa.

 

Nghe tin ở xứ Đoài, nhị chúa Hai Bà Trưng cũng đang mưu nghiệp lớn, nữ tướng Lê Chân chẳng ngại đường sá cách trở tìm đến đất Mê Linh. Chúa bà Trưng Trắc phong Lê Chân làm tướng được cùng bàn luận kế sách khởi nghĩa rồi phái nàng trở lại quê nhà, chiêu tập thêm binh sĩ, chuẩn bị sẵn lương thảo, chờ thời cơ hành động.

 

 

Ảnh minh họa nguồn DeeDee Animation

 

Năm 40, nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, bà đã cùng với toàn bộ nghĩa quân gia nhập vào cuộc khởi nghĩa. Tham gia cùng với Bà, còn có các nữ tướng như Thánh Thiên, Thiều Hoa, Bát Nạn, Nàng Hội…và các anh hùng hào kiệt bốn phương. Trong cuộc kháng chiến này, nữ tướng Lê Chân cùng với nữ tướng Thánh Thiên được cử làm tướng tiên phong, đi vây đánh phủ Thái thú. Thái thú Tô Định trước sự tấn công của nghĩa quân đã phải bỏ chạy đến quận Nam Hải. Cuộc khỏi nghĩa của Hai Bà Trưng đã thu hút được sự tham gia đông đảo của nhân dân, như lời nhận xét của sử gia Lê Văn Hưu: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 tỉnh thành trong lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay”.

 

Kháng chiến thắng lợi, Hai Bà Trưng lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (Vĩnh Phúc), “nữ tướng Lê Chân được giao trọng trách là Chưởng quản binh quyền nội bộ, đóng đại bản doanh ở Giao Chỉ và trấn thủ miền Đông Bắc”. Trong khi trấn giữ miền Đông Bắc, bên cạnh việc canh giữ biên cương, bà còn mộ thêm dân, chăm lo phát triển mở mang trang ấp.

 

Ảnh minh họa Khát vọng non sông

 

Tuy nhiên, thời gian hòa bình đã nhanh chóng chấm dứt khi mùa hè năm 41, vua Quang Vũ đã sai danh tướng Mã Viện làm Phục Ba tướng quân chỉ huy đại binh sang đánh nước ta. “Bà Lê Chân cùng với Hai Bà Trưng và nhiều nữ tướng khác đã tham gia những trận đánh ác liệt ở vùng hồ Lãng Bạc (Bắc Ninh) ngày nay, trận đánh phá vây ở Cẩm Khê (Ngày nay có thể là vùng thung lũng Suối Vàng ở chân núi Vua Bà, trong dãy Ba Vì - Hà Tây). Cuộc kháng chiến thất bại, Hai Bà Trưng và nữ tướng Lê Chân đã hi sinh anh dũng.

 

Cái chết của bà đã được nhân dân nơi đây thần thánh hóa khi cho rằng thi hài của bà biến thành một phiến “đá nổi” trôi về cửa sông Cấm, nhân dân đã đưa phiến đá đó về lập đền Nghè để thờ phụng. Ngày nay, tại khu vực đền Nghè, người dân vẫn tổ chức 3 lần lễ trong năm, đó là: (8/2 âm lịch) ngày sinh của bà Lê Chân; (15/8 âm lịch) ngày nghĩa quân thắng lớn; (25/12 âm lịch) ngày bà Lê Chân hi sinh nhằm để tưởng nhớ đến công lao và sự hi sinh anh dũng của bà.

 

Tượng bà Lê Chân ở Hải Phòng.

 

Có thể nói, sự hi sinh anh dũng của nữ tướng Lê Chân và toàn thể nghĩa quân đã chứng minh được sức sống mãnh liệt, ý chí vươn lên của dân tộc Việt. Đồng thời nó cũng thể hiện cho ý chí khát vọng khẳng định mình của người phụ nữ Việt Nam trong mọi thời đại.

 

Nguồn Tổng hợp

Bài viết liên quan
Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.