Truyện Chim Trĩ Trắng - Truyền kỳ về nước Việt Thường xưa

Việt Thường (chữ Hán: 越裳, còn được viết là 越常, 越嘗), còn gọi là nước Việt Thường (Việt Thường quốc 越裳國) hoặc họ Việt Thường (Việt Thường thị 越裳氏) là một quốc gia hoặc bộ lạc cổ đại được nhắc đến trong một số thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam.

 

Cuốn sách sớm nhất nhắc tới Việt Thường thị là Thượng Thư đại truyện được viết đầu thời Hán, muộn hơn là Thông chí của Trịnh Tiều thời Tống (1127-1279): “Đời Đào Đường, phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn Khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch.”
Về vị trí nước Việt Thường, có nhiều sách giải thích khác nhau: Cựu Ðường thư thời Hậu Tấn (thế kỷ thứ X) cho rằng nước Việt Thường là ở miền quận Cửu Ðức, tức là miền từ Hà Tĩnh, Quảng Bình trở vào.

 

Truyện Bạch Trĩ - Minh họa phim hoạt hình Khát vọng non sông


Chi tiết sứ giả Việt Thường sang nhà Chu này được lấy từ sự tích dâng chim trĩ trắng cho vua nhà Chu được sử Trung Quốc ghi lại. Sách Thượng thư đại truyện viết:
"Phía Nam Giao Chỉ có nước Việt Thường. Chu Công nhiếp chính sáu năm, đặt lễ làm nhạc, thiên hạ hòa bình, Việt Thường đi ba con voi, qua mấy lần thông dịch đến dâng chim trĩ trắng, nói: “Đường xá xa xôi, núi non cách trở, tiếng nói không giống nhau, nên phải qua mấy lần thông dịch mà đến chầu”.


Truyện Bạch Trĩ - Minh họa phim hoạt hình Khát vọng non sông

 

Thường cùng sự tích xe chỉ nam của Trung Quốc. Sách Cổ kim chú kể rằng:
Chu Công dựng nền thái bình, họ Việt Thường qua nhiều lần phiên dịch tới dâng cống, sứ giả không biết đường về, Chu Công liền ban cho năm cỗ xe có mui, tất cả đều là Tư nam xa.

 

Một bộ chính sử của Trung Quốc là Hậu Hán thư cũng ghi lại sự tích như trên và chép thêm rằng:
Thành Vương đem đưa chim trĩ đến cho Chu Công, Chu Công nói:“Đức không ban cho người, thì kẻ quân tử không nhận lễ vật; Chính sự không thi hành tới nơi, thì kẻ quân tử không coi là thần dân. Ta sao dám nhận ban thưởng này!”. Sứ giả xin rằng: “Tôi nhận mệnh của những người già lão nước tôi rằng: ‘Đã từ lâu, trời không giáng sấm sét mưa bão, ý hẳn Trung Quốc có bậc thánh nhân chăng? Có thì nên đến mà chầu’”. Chu Công bèn quy công cho tiên vương, xưng rằng tiên vương thiêng liêng, mà đem lễ vật dâng tiến vào tông miếu. Đến khi đức nhà Chu suy vi rồi, mới dần dứt tuyệt với Việt Thường. Câu chuyện dâng chim trĩ được kéo dài bằng chuyến trở về của sứ giả Việt.

 

Truyện Bạch Trĩ - Minh họa phim hoạt hình Khát vọng non sông


Các ghi chép trong sử, sách bên Trung Quốc đều mang đậm chủ nghĩa Hoa tâm (coi Trung Quốc là trung tâm của thế giới), với nhà Chu là thiên triều và Việt Thường là xứ man, không thông hiểu ngôn ngữ (và lễ nghĩa) vào triều cống. Chu Công viện lẽ đức, chính không thi hành tới được phương Nam nên từ chối cống vật, người Việt Thường lại vì quá hâm mộ Trung Quốc nên kiên quyết xin triều cống.


Lĩnh Nam chích quái – Bạch trĩ truyện chép: Vào thời vua Thành Vương nhà Chu, Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là họ Việt Thường đem chim trĩ trắng sang cống cho nhà Chu. Vì ngôn ngữ bất đồng, Chu Công phải sai sứ qua nhiều lần dịch mới hiểu nhau được. Chu Công hỏi: “Tại sao dân Giao Chỉ cắt tóc ngắn, để đầu trần, xăm mình, đi chân đất như vậy là cớ sao?”. Sứ thần đáp rằng đáp: “Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng. Xăm mình để giống hình Long Quân bơi lội dưới sông loài giao long không phạm tới. Đi chân đất để tiện leo cây. Cày bằng dao, trồng bằng lửa. Ău trầu cau để trừ ô uế cho nên răng đen”. Chu Công hỏi: “Tại sao tới đây?” Người họ Việt Thường đáp: “Đời nay không có mưa dầm gió dữ, ngoài bể không nổi sóng lớn đã ba năm nay, ý chừng là Trung Quốc có thánh nhân xuất thế, nhân vậy tới đây.” Chu Công than rằng: “Chính lệnh không thi hành thì người quân tử không bắt được kẻ khác thần phục mình, đức trạch không mở rộng thì người quân tử không hưởng lễ vật của người. Còn nhớ Hoàng Đế có câu thề rằng “Đất Giao Chỉ ở ngoài cõi, không được xâm phạm.” Bèn ban thưởng cho phẩm vật, răn dạy mà cho về. Người họ Việt Thường quên đường về, Chu Công bèn ban cho năm cỗ to đều có kim chỉ nam. Người họ Việt Thường nhận lấy rồi theo bờ biển Phù Nam-Lâm ấp, đi một năm thì về tới nước. Cho nên xe chỉ nam thường dùng để đi trước dẫn đường.

 

Theo Lĩnh Nam Chích quái, nước Việt Thường xưa chính là đất nước của người Việt.


Trước những ghi chép trên, ngày nay càng nhiều người chủ trương Việt Thường thị là vùng Nghệ Tĩnh ngày nay.Tuy nhiên, cũng một số quan điểm phủ nhận nước Việt Thường nằm ở Việt Nam. 


Niên đại xa xôi lại ít được ghi chép, cho nên phần lớn là do người đời sau suy diễn chủ quan theo ý mình. Mặc dù là thế, câu chuyện về chim bạch trĩ và người Việt Thường vẫn được ghi chép trong Lĩnh Nam Chích quái, gắn liền với văn hóa, lịch sử dân tộc.
 

Bài viết liên quan
Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.