Tục xăm mình của người Việt cổ

Tục xăm mình không chỉ có ở riêng người Việt và tộc Việt, mà còn xuất hiện tại khắp các dân tộc trên các châu lục của thế giới, nhưng trong vùng Đông Á và vùng Đông Nam Á, các dân tộc thực hành tục xăm mình đều ít nhiều có nguồn gốc và sự liên hệ với tộc Việt và văn hóa Đông Á cổ đại.

 

Hình minh họa


Nguồn gốc tục xăm mình của cộng đồng tộc Việt được ghi chép sớm nhất trong truyện họ Hồng Bàng và truyện bạch trĩ, những câu truyện cổ được truyền lại từ thời Hùng Vương.


Theo Lĩnh Nam chích quái: Vua Hùng lập nước Văn Lang, chia đất nước làm 15 bộ. Lúc bấy giờ dân sống ở ven rừng, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Đáp: “Giống sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó”. Khiến người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của cư dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy. 

 

Tục xăm mình của người Việt - Phim Khát vọng non sông


Cùng với cắt tóc ngắn, để đầu trần, đi chân đất thì xăm mình là một tục lệ cũng được người Việt cổ khi xưa thực hiện. Cắt tóc ngắn để dễ đi rừng, đi chân đất để tiện leo cây, ăn trầu cau để trừ ô uế nên răng đen. Còn tục xăm mình từ thời Hùng Vương là một hình thức tín ngưỡng để bảo vệ con người khi xuống nước. Và khi ấy, tục xăm mình hình Giao Long đã được sùng bái. Nhiều người Việt cổ còn thờ Giao Long theo "chế độ Tô-tem" (Totémisme - theo ghi chép của các nhà sử học Pháp, tạm dịch là "vật tổ"), là một trong những hình thức tôn giáo cổ xưa nhất từng tồn tại ở nước Việt. Người theo Tô-tem thờ "vật tổ", tin tưởng vào một kết nối tâm linh thiêng liêng tồn tại giữa những người cùng thị tộc và các loài động thực vật trong tự nhiên. 


Trải qua thời gian, nước biển rút dần, dòng sông lớn cũng bớt hung dữ, chế độ Tô-tem lùi dần vào huyền thoại. Tuy nhiên xăm mình thì vẫn còn, "vật tổ" được chọn để xăm lên mình cũng không còn giới hạn ở Giao Long nữa mà còn có hình rồng cao quý...
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ nhà Lý có chép thời Thánh Tông "cấm những người đầy tớ trong nhà thích (xăm) hình con rồng trên mình". Thời Lý Anh Tông cũng nhắc "kẻ gia nô của bậc vương hầu không được xăm hình rồng ở nơi ngực". Đến thời Lý Nhân Tông chép: "Cấm nô bộc của các nhà dân trong ngoài kinh thành không được thích mực vào ngực, vào chân, như cấm quân cùng là xăm hình rồng ở mình, ai phạm thì sung làm quan nô". 

 

Hình minh họa

 

Kỷ nhà Trần có đoạn chép: "Thượng hoàng nói: "Nhà ta vốn là người ở vùng hạ lưu (miền biển), đời đời ưa chuộng hùng dũng, thường thích hình rồng vào đùi; nếp nhà theo nghề võ, nên thích rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc".

 

Trong các tài liệu lịch sử của người Việt thời Trần, thì người Việt cũng thường có vị trí xăm khá đa dạng, xăm ở thân mình với các vị trí: bụng, lưng, hai bắp đùi, ngực, bên cạnh đó, họ cũng xăm cả mặt tương tự như ghi chép của Trung Quốc.

 

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Lại hồi quốc sơ, quân sĩ đều xăm hình rồng ở bụng, ở lưng và hai bắp đùi, gọi là “thái long” (rồng hoa).” 

 

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Người Tống thấy trong bọn ấy có Dương ở ngực có thích hình rồng đen, và bọn thủ lĩnh ở châu Bồ năm người, biết là người nước Việt ta, đều trả về.” 

 

Hình minh họa

 

Cương mục chép: “Trước kia. Túc vệ chỉ có các quân Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần. Đến đây, đặt thêm các quân Uy Tiệp, Bảo Tiệp, Long Dực, Thần Dực, Điến Hậu. Tuyển những dân đinh khoẻ mạnh, phân ra ba hạng, sung vào các quân hiệu ấy. Ai cũng phải xăm trán để làm dấu ghi, như: quân Túc vệ thì trán xăm hoa; quân mới đặt thêm thì xăm trán đồ đen. Còn Thiên Trường, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Bình, và Thuận Hóa đều có quân hiệu, đặt đại đội trưởng và đại đội phó để cai quản.” 


Tất cả binh sĩ khi ấy đều xăm 2 chữ Sát Thát (tức là giết giặc) trong trận chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược.


Từ các ghi chép này, có thể thấy được rằng người Việt xăm hình Rồng trên thân mình, trên mặt chỉ là một số hoa văn đặc trưng của từng thời kỳ.

 

Cách thức xăm mình của người Thái 

 

Trên thế giới có nhiều quốc gia có tục xăm mình và còn lưu truyền tới tận ngày nay. Theo thời gian, các hình xăm ở mỗi quốc gia lại mang theo một ý nghĩa khác nhau. Ở Nhật Bản, hình xăm được coi là biểu tượng tâm linh, dùng để trang điểm cho cơ thể, và đôi khi cũng là hình phạt. Người Thái tại Thái Lan hiện tại vẫn còn giữ tục xăm mình, được họ gọi là Sak Yant. Các hoa văn xăm mình của người Thái mang ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, nhưng phong tục xăm mình cũng thể hiện sự kế thừa văn hóa cổ của họ.

Nguồn tổng hợp
 

Bài viết liên quan
Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Gameshow giúp tìm hiểu thông tin về pháp luật lên sóng VTV

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, một gameshow mới mang tên “Sức nước ngàn năm” sắp lên sóng VTV.

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

Nguyên Khang lần đầu tiên dẫn gameshow về pháp luật, giật mình vì tiền thưởng “khủng”

MC Nguyên Khang quyết định làm mới hình ảnh và lần đầu tiên thử sức mình trong một chương trình về pháp luật phát sóng trên VTV.

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

“Sáng tạo Việt” và hành trình đưa các giải pháp công nghệ lên truyền hình

Sáng tạo Việt – gameshow công nghệ thú vị trên sóng VTV

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Smartschool trao tặng bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên S-edu tới trường TH&THCS Hoằng Yến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Với những đam mê và sáng tạo không ngừng, Smartschool luôn nỗ lực đóng góp hiệu quả cho hành trình vươn tới thành công và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop tại trường THCS Thượng Thanh, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Chiều ngày 22/12/2023, Smartschool tổ chức thành công buổi Workshop xin ý kiến góp ý, đồng thời hướng dẫn thầy cô cách khai thác triệt để hệ thống thư viện học liệu điện tử

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Vẻ đẹp nguy nga của Điện Kiến Trung sau khi chi hơn 123 tỷ đồng phục dựng trong suốt 5 năm

Với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng và mất gần 5 năm chuẩn bị, tháng 2/2019 Điện Kiến Trung được bắt đầu trùng tu cho đến đầu năm 2024 mới hoàn tất và mở cửa.

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Kiến trúc tuyệt mỹ thời Lý Trần qua những bộ mái

Một trong những nét đặc trưng nổi bật của lối kiến trúc thời Lý Trần còn được lưu trữ tới ngày nay chính là những dấu vết về những bộ mái ngói mang phong cách riêng biệt với độ hoàn thiện và thẩm mỹ cao.

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Smartschool tham gia Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ IV

Sáng ngày 6/4/2018, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô lần thứ IV đã chính thức khai mạc tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với chủ đề “Giáo dục thông minh trong thời kì hội nhập quốc tế”.